DI TÍCH LỊCH SỬ DI TÍCH LỊCH SỬ

DI TÍCH LỊCH SỬ CHÙA NGUYỆT ÁNG
Publish date 04/05/2023 | 23:36  | Lượt xem: 304

DI TÍCH LỊCH SỬ CHÙA NGUYỆT ÁNG

Chùa Nguyệt Áng tên chữ là Thanh bảo Tự, được dựng ở rìa phía tây nam của làng Nguyệt Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội; nằm bên trái đình Nguyệt Áng, quay hướng tây nam. Khuôn viên của chùa khá rộng, được ngăn cách với bên ngoài bằng dãy tường bao xây gạch cao hơn 2m, đỉnh tường gắn ngói ống. Bên trong khuôn viên, bên cạnh các công trình kiến trúc như chùa chính, nhà Tổ, nhà Khách..., sân chùa hiện đã được lát gạch hoặc láng xi măng sạch sẽ, cùng với đó là khu vườn chùa với nhiều cây xanh đã góp phần đem lại cảnh quan sinh động cho chốn thiền môn. Chùa chính được dựng ở phía trước khuôn viên, kết cấu chữ Đinh, gồm Tiền đường và Thượng điện, trên cơ nền cao hơn mặt sân phía trước 0,5m và từ sân lên hiên Tiền đường là ba bậc cấp xây gạch. Hai bên hồi Tiền đường xây tường kiểu bít đốc – tay ngai và trên phần hiện có mở thêm lối đi dẫn xuống hai phía. Cũng ở hai đầu hồi, sát bậc thềm dưới cùng có hai trụ biểu với kiểu dáng truyền thống, đỉnh trụ đắp tứ phượng kiểu lá lật, tiếp đến là ô lồng đèn, thân trụ viết các câu đối chữ Hán. Tiền đường gồm ba gian: gian bên trái là ban thờ Đức Ông, gian bên phải thờ Thánh Tăng, còn gian giữa đặt hương án và làm nơi hành lễ. Giữa hai cột cái sau của gian giữa lắp bộ cửa võng thếp vàng rực rỡ, phía trên treo bức hoành phi bằng chữ Hán: Thanh Bảo thiền tự ( I Will F). Cũng ở gian bên trái hiện còn một quả chuông Thanh Bảo tự chung đúc năm Bảo Đại thứ 8 (1933). Hệ khung cột ở tòa Tiền đường được làm kiểu năm hàng chân với một hàng cột hiện trước. Bộ vì nóc Tiền đường làm kiểu giá chiêng - chồng rường - con nhị. Mỗi bộ vì nóc ở đây đỡ bốn cặp hoành mái trước - sau. Cặp hoành mái thứ năm đứng trên đầu cột cái. Để mở rộng không gian hành lễ, ở tòa Tiền đường hàng cột cái trước được thay bằng cột trốn kê trên cật quá giang. Vì nách và liên kết hiện ở Tiền đường là kiểu kẻ chuyền. Ở ngoài hiện còn có hệ thống then tàu gông giữ tàu mái và xà thượng cột hiện, giúp tăng thêm sự chắc khỏe cho bộ khung gỗ. Thượng điện chỉ một gian, một chái nối vuông góc với Tiền đường tại vị trí gian giữa và có kiểu tường hậu bít đốc. Hệ khung gỗ ở đây chỉ có bốn cột cái với hai bộ vì nóc kiểu dáng tương tự như ở Tiền đường. Hàng cột quân ở Thượng điện được thay bằng tường hồi bao che hai bên. Tại Thượng điện, ban thờ chính được đặt giữa hai hàng cột cái, với năm cấp bệ thờ. Ở vị trí cao nhất là bộ Tam Thế Thường Trụ Diệu Pháp Thân đang ngồi xếp bằng trên đài sen, nhưng chỉ có pho ở giữa bệ sen được chạm tỉ mỉ với những cánh sen nở căng phồng, có những bông cúc mãn khai trong lòng. Nhìn chung các tượng có khuôn mặt nhân hậu; đôi hàng nguyệt mi cong, chạy thẳng vào sống mũi, biểu hiện cho sự trong sáng, kiên quyết, thẳng thắn; mắt khép hờ nhìn thẳng vào sống mũi; miệng hơi mỉm cười; tai to với dái tai dài. Pho bên trái còn có đôi hoa tai khá lớn. Pho ở giữa, trên ngực còn chạm một tràng dây anh lạc khá đẹp. Nói chung, đây là ba pho Tam Thế được tạo hình khá đẹp, mang phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ XVII, là một trong những pho tượng cổ nhất hiện còn ở chùa. Hàng thứ hai là bộ Di Đà Tam Tôn với pho A Di Đà ngồi giữa, bên phải là Đại Thế Chí Bồ Tát, bên trái là Quán Thế Âm Bồ Tát đứng trên đài sen, hai tay kết ấn trước ngực. Tượng A Di Đà mang phong cách nghệ thuật đầu thế kỷ XVIII, hai pho kia mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX. Hàng thứ ba là tượng Quan Âm Chuẩn Đề ngồi trên đài sen, có 14 cánh tay, trong đó đôi tay chính kết án Chuẩn để trước ngực, 12 tay kia gắn dọc hai bên sườn, mỗi tay cầm một pháp bảo trong các tư thế cao, thấp khác nhau khá uyển chuyển. Đầu tượng đội mũ Thiên quan ôm sát vào trán, mặt trước của mũ trang trí hoa dây, bông cúc. Tượng có phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX. Hàng thứ tư là tượng Ngọc Hoàng ngồi trên bệ gỗ nhị cấp, đầu đội mũ Bình thiên, chân đi hài, tay nâng hốt bài trước ngực; áo tượng dài, gấp nhiều lớp, thân trước chạm nổi nhiều hình rồng, mây... mang phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ XIX. Hàng cuối cùng là tượng Cửu Long và Thích Ca Sơ Sinh đứng trên tòa sen mang phong cách nghệ thuật đầu thế kỷ XX. Như vậy, có thể thấy ở công trình chùa chính, tuy diện tích không lớn nhưng cũng có khá nhiều di vật có giá trị, đặc biệt hệ thống tượng ở đây khá đầy đủ với những pho tượng cơ bản trong một ngôi chùa thuộc Phật giáo Đại thừa ở đồng bằng Bắc Bộ. Khu nhà Tổ chùa nằm phía sau Thượng điện, có mặt bằng chữ Nhất, gồm năm gian, xây kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Cấu trúc bộ vì của nhà Tổ cũng tương tự như ở Tiền đường chùa chính. Gian giữa nhà Tổ thờ đức Bồ Đề Đạt Ma ngồi xếp bằng trên bệ gỗ thấp hình chữ nhật, phía trên treo bức hoành phi: Tổ ấn trùng quang (PHI 1)); gian bên trái thờ Tam Thế Phật nhưng kích thước nhỏ hơn so với ba pho Tam Thế trên Thượng điện.

1. Có lẽ đây là những pho Tam Thế mà hồ sơ xếp hạng di tích cho là mang

từ chùa Bụt Mọc về, nguyên trước cũng được bày trên Thượng điện (xem

thêm Hồ sơ di tích của chùa Nguyệt Áng, tư liệu lưu tại Cục Di sản Văn hóa -

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tr. 10).