DI TÍCH LỊCH SỬ DI TÍCH LỊCH SỬ

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN CHỈ NGUYỆT ÁNG
Ngày đăng 04/05/2023 | 22:38  | Lượt xem: 641

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN CHỈ LẢNG NGUYỆT ÁNG

Như nhiều làng quê có truyền thống hiếu học ở nước ta làng Nguyệt Áng (xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội) xưa cũng dựng cho mình một văn chỉ và khắc bia Tiến sĩ nhằm tôn vinh việc học, đề cao nhân tài của đất nước và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đồng thời thông qua đó giúp mọi tầng lớp nhân dân thấy rằng, ai cũng có thể tiến thân bằng con đường học vấn, một nền học vấn không phân biệt giai cấp và đề cao đức hạnh. Vừa là nơi thờ Khổng Tử, vừa là nơi thờ các bậc tiên nhỏ tài cao học rộng của làng nên Văn chỉ làng Nguyệt Áng còn có tên gọi là đình Thánh. Văn chỉ làng Nguyệt Áng được làm trên một bãi đất bằng phẳng sát bên phải đình, lối vào từ hướng tây nam. Ngoài tường bao phía trước là đường làng, tiếp đến là hồ nước và cánh đồng rộng của làng, khiến không gian nơi đây khá thoáng đãng. Cổng vào được xây bằng gạch, vôi vữa, kết cấu chồng diêm hai tầng tám mái đắp giả ngói ống. Trên phần cổ diêm đắp nổi bốn chữ Hán: Văn hiến chi địa (X = 2 HB - Vùng đất văn hiến). Qua khỏi cổng là một con đường rộng lát gạch dẫn thẳng tới khu thờ chính, hai bên đường có vườn cây xanh mát. Khu thờ chính có bậc tam cấp đá xanh dẫn lên, xung quanh xây tường gạch. Trên khu thờ chính, đăng đối hai bên là hai nhà bia, kiểu dáng kiến trúc giống nhau với bốn trụ gạch vuông đỡ mái, ối ra vào từ bốn phía làm kiểu cuốn vòm, mái được đắp giả gói ống, bờ nóc đắp đôi rồng dạng Makara, đầu đao đắp Thanh long hóa. Bên trong mỗi nhà bia đặt một tấm bia dạng hình, tru bốn mặt. Đền thờ chính đặt phía cuối sân, kiến trúc đơn giản gồm gian chất liệu bêtông cốt thép, lối ra vào lắp bộ cửa bức bàn bốn cánh. Mái đền kiểu chồng diêm, hai tầng tám mái, đắp ngói ống; phần cổ diêm đắp bốn chữ Hán.

Đức trọng như núi, hãy ngước nhìn núi Tài mà trường tồn. Những người nổi tiếng sống trong nước với cây gậy dài và sống trong nước.

Phiên âm: Đức trọng như sơn, cao ngưỡng Thái Sơn vĩnh thọ; Danh tôn tại quốc, trường lưu trượng quốc hành tiên.

Tạm dịch: Đức nặng như núi, ngẩng trông Thái Sơn cao với bền mãi; Danh tôn trong nước, mãi lưu danh tiếng bậc tiên bảy mươi Bên trong đền thờ chính có ban thờ các vị tiên hiền, khoa bảng của làng, với 11 ngai thờ và bài vị. Cổ vật có giá trị nhất ở đây là tấm bia khắc năm Cảnh T thứ 5 (1667), có kích thước 1,12 x 0,6m, được đặt trên bệ chạm hình đài sen khá đẹp. Một mặt bia có tên là Từ vũ bi ký ghi việc bồi tụng, do Hữu thị lang Bộ Hình Nguyễn Quốc Khôi cùng em trai là Nguyễn Đình Trụ và Hội Tư văn hàng giáp dựng để làm nơi tế lễ các vị tiên hiền ở bản xã và biểu thị lòng tôn kính đạo Nho. Cũng trên mặt bia này còn có bài minh ca ngợi công đức và việc học hành đỗ đạt của dòng họ Nguyễn. Mặt thứ hai là Đăng khoa thực lục bị ghi tóm tắt lai lịch của hai vị Tiến dòng họ Nguyễn của làng là Nguyễn Danh Thọ đỗ khoa Tân Mùi, niên hiệu Đức Long năm thứ 3 (1631) - Tiến sĩ đầu tiên ủa dòng họ Nguyễn ở làng và Nguyễn Đình Trụ, đỗ khoa Bính

Phần thứ hai: Di tích lịch sử - văn hóa

Thân, niên hiệu Thịnh Đức năm thứ 4 (1656). Mặt thứ ba và thứ tư là Khôi nguyên huấn nghiệp ghi việc học hành, đỗ đạt của ba vị Tiến sĩ: Nguyễn Quốc Trinh đỗ khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ năm thứ 2 (1659); Nguyễn Đình Bách đỗ khoa Quý Hợi, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 4 (1683) và Nguyễn Xuân Đài đỗ khoa Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18 (1697). Tấm bia thứ hai khắc năm Tự Đức thứ 29 (1876). Mặt thứ nhất là Hưng công bị ký khắc bài văn của Nguyễn Đình Xuân ca ngợi cảnh đẹp làng Nguyệt Áng, công lao các bậc tổ tiên đã lập Văn chỉ và lý do phải sửa chữa. Mặt thứ hai là Đại khoa bi ký ghi lai lịch sáu vị Tiến sĩ của làng: Nguyễn Đình Ý đỗ khoa Canh Thìn, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 21 (1700); Nguyễn Đình Quý đỗ khoa Ất Mùi, niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 11 (1715); Lưu Tiệp đỗ khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 33 (1772); Lưu Định đỗ khoa Ất Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 36 (1775); Lê Xuân Kinh đỗ khoa Đinh Mùi, niên hiệu Chiêu Thống năm thứ 2 (1787) và Lưu Quý, đỗ khoa Ất Mùi, niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 16 (1835). Mặt thứ ba là Trung khoa bi ký ghi lại danh tính, tiểu sử các vị đỗ đạt của hai dòng họ Nguyễn, Lưu. Mặt thứ tư là Công đức bi ký liệt kê số tiền của từng người đóng góp tu sửa Văn chỉ. Qua hai tấm bia trên, chúng ta biết, ít nhất Văn chỉ làng Nguyệt Áng đã được dựng từ năm 1667, đại tu vào năm 1876. Những năm gần đây, Văn chỉ tiếp tục được tu sửa cổng, tường bao, nhà bia... khang trang hơn. Cùng với đình, chùa, Văn chỉ đã góp phần tạo nên một cụm di tích tôn giáo, tín ngưỡng độc đáo của làng Nguyệt Áng. Văn chỉ làng Nguyệt Áng đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1995.